Tính đến ngày 31/8, số ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam là 1.040 ca, cả nước hiện còn 57.097 người đang cách ly.
Vì vậy, hơn bao giờ hết, cộng đồng càng không được chủ quan, thực hiện tốt các hướng dẫn phòng chống dịch như hạn chế tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách. Trong đó, một biện pháp quan trọng nhưng ít được mọi người chú tâm và thực hành đúng cách nhất đó là súc họng.
Bởi trước khi virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập xuống phổi và gây ra các biến chứng nguy hiểm thì chúng phải đi vào mũi, miệng, sinh nôi ở vùng hầu họng, sau một thời gian ủ bệnh mới di chuyển xuống đường hô hấp dưới (phổi, phế quản).
Vì thế, nếu bảo vệ tốt "chốt chặn" này bằng cách súc miệng, súc họng sát khuẩn giúp hỗ trợ phòng bệnh.
Có nên súc họng bằng nước muối tự pha?
Kinh nghiệm dân gian từ xa xưa đã sử dụng nước muối để súc miệng mỗi lần bị đau, ngứa họng. Thực tế, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng súc miệng bằng nước muối hằng ngày có thể giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, hỗ trợ giảm đau họng nhẹ, giảm rát họng, cân bằng trạng thái pH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc họng.
Nước muối tự pha có thể không an toàn cho sức khoẻ, vì không đảm bảo vô khuẩn,
vô trùng và đảm bảo đủ độ tinh khiết. Ngoài ra, nước muối tự pha vì chúng ta không thể
kiểm soát được nồng độ muối ở trong đó.
Nhưng việc tự pha nước muối tại nhà rất khó để định lượng bao nhiêu là đủ, mặn quá thì không tốt cho sức khỏe còn gây hại cho vùng hầu họng, nhạt quá sẽ ít tác dụng sát khuẩn và trung hòa pH. Nhất là những người bị tăng huyết áp hoặc người có bệnh lý cần hạn chế muối như bệnh thận thì càng phải thận trọng.
Do đó, để tiêu diệt tác nhân gây ra viêm, các mầm bệnh và tránh bội nhiễm cần phải sử dụng dung dịch sát khuẩn họng chuyên biệt, lựa chọn sản phẩm từ các công ty dược uy tín đã pha chế sẵn theo đúng tỷ lệ được khuyến nghị.
Chọn hay, dùng đúng - đủ nước súc miệng sát khuẩn
Hiện, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm nước súc họng, nhưng việc chọn lựa loại sát khuẩn phù hợp lại là tiêu chí cần được ưu tiên nhất. Với trẻ nhỏ nên chọn loại sản phẩm riêng biệt dùng theo độ tuổi.
Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên chọn sản phẩm từ công ty dược uy tín trên thị trường, phải được kiểm chứng nghiêm ngặt của các cơ quan kiểm định y tế. Khi sử dụng không kích ứng da và niêm mạc, không gây xót, gây độc tính ngay cả khi uống phải.
Bên cạnh việc chọn đúng sản phẩm còn phải tuân thủ đúng nguyên tắc với đạt hiệu quả. Đầu tiên cần nhớ rằng súc họng chứ không phải súc miệng. Có nghĩa là phải để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.
Cách súc họng đúng cho mỗi lần khoảng 2 phút, trong đó có 3 lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Đây là khoảng thời gian cần thiết để các hoạt chất phát huy tác dụng. Nếu nhổ quá nhanh, chất kháng khuẩn chưa kịp "ra tay", còn nếu để lâu thì nước súc miệng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho niêm mạc miệng vốn mỏng manh.
Sau khi súc xong, để nguyên không súc lại bằng nước. Đặc biệt, không pha loãng nếu không có hướng dẫn. Hiện nay, phần lớn các sản phẩm nước súc miệng hiện nay được chế sẵn để bạn chỉ việc dùng ngay. Nếu bạn thấy nó quá cay, quá nồng mà pha thêm nước thì nồng độ hoạt chất sẽ bị loãng, không đủ sức diệt khuẩn. Do vậy, nếu trên nhãn hoặc hướng dẫn sử dụng không nói gì đến chuyện pha chế thì bạn chỉ việc cho vào miệng mà thôi.
Mỗi lần sử dụng không cần lấy quá nhiều dung dịch sát khuẩn, khoảng 5ml là đủ. Càng nhiều sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng. Tương tự như việc bạn đánh răng, dùng nước súc miệng sát khuẩn cũng phải đều đặn nhưng không được lạm dụng. Mỗi ngày có thể dùng 2-3 lần, trước khi đi ra ngoài và sau khi trở về nhà hoặc ngay sau khi tiếp xúc với người khác. Nếu bạn ở trên máy bay, nên súc mỗi 3 giờ hay ngay sau khi ăn.
Cuối cùng, bên cạnh việc bảo vệ nút chặn virus ở hầu họng thì đừng quên áp dụng các biện pháp khác như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, nâng cao sức đề kháng… vì hiệu quả của việc phòng bệnh cần sự phối hợp đồng bộ của tất cả các biện pháp khác.
Nguồn Suckhoedoisong.vn