Đề án xã hội hóa được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng về phương tiện tránh thai, và dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng cho người dân để đảm bảo sự công bằng xã hội và tính bền vững của chương trình Dân số - KHHGĐ. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 có ít nhất 1 loại phương tiện tránh thai, 5 loại hàng hóa SKSS đảm bảo chất lượng được cung cấp tới người dân; mỗi loại phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS có từ 2 - 3 chủng loại khác nhau cho sự lựa chọn của khách hàng theo phân khúc thị trường; 100% đơn vị cấp huyện có cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS… Thời gian thực hiện giai đoạn I của Đề án từ năm 2016 – 2017 tại khu vực thành thị gồm 13 xã, phường thuộc thành phố Tuyên Quang; khu vực nông thôn phát triển gồm 5 thị trấn các huyện: Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương. Đối tượng thụ hưởng tập trung ưu tiên cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên.
Các đại biểu tham dự cuộc họp triển khai Đề án Xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS
tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn I (2016 – 2017)
Năm 2016, có 6 sản phẩm phương tiện tránh thai, KHHGĐ/sức khỏe sinh sản từ Đề án xã hội hóa đó là : Viên tránh thai Anna; Bao cao su trơn Hello; Bao cao su có gân, gai Hello Plus; Viên bổ sung vitamin, khoáng chất cho phụ nữ mang thai Sentinel Prenatal Fomula; Dung dịch vệ sinh đa năng Gyno Pro và dung dịch vệ sinh phụ nữ Vagis. Ban quản lý Đề án tỉnh dự kiến tổ chức phân phối phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS theo cơ chế xã hội hóa ngay sau khi tổ chức triển khai tập huấn Đề án xã hội hóa cho Trung tâm Dân số - KHHGĐ các huyện, thành phố thuộc địa bàn triển khai Đề án.
Tại cuộc họp, sau khi nghe đồng chí Lại Quốc Đạt, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ, Phó trưởng ban chỉ đạo Đề án xã hội hóa báo cáo tóm tắt những nội dung thuộc phạm vi Đề án và các ý kiến thảo luận của các đại biểu trong Ban Chỉ đạo, Ban quản lý Đề án, đồng chí Đỗ Thị Ngọc Mai, Phó giám đốc Sở Y tế, trưởng Ban chỉ đạo Đề án xã hội hóa kết luận: Yêu cầu Ban quản lý Đề án tỉnh tiếp tục hoàn chỉnh hướng dẫn tạm thời thực hiện Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2017”, trong đó cần điều chỉnh hướng dẫn chi tiết mức thu, phí và các chi phí kỹ thuật đảm bảo phù hợp với thực tế theo phân khúc thị trường. Đồng chí nhấn mạnh, cần mở rộng tối đa các mạng lưới cung cấp các sản phẩm phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ chăm sóc SKSS; nâng cao năng lực cho các cơ sở y tế thực hiện xã hội hóa; tăng cường quản lý chất lượng các phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS; đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông tới mọi người dân, nhất là những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản về mục đích, ý nghĩa của công tác xã hội hóa cung cấp các phương tiện tránh thai và dịch vụ chăm sóc SKSS…
Tỉnh Tuyên Quang, với nỗ lực trong việc triển khai nhiệm vụ, hoạt động xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS, tạo thêm cơ hội lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp, thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi sử dụng phương tiện tránh thai từ cấp miễn phí sang tự chi trả, tạo môi trường xã hội đồng thuận thúc đẩy xã hội hóa, phát triển thị trường phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS và thị trường cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS, tăng nhanh số người sử dụng các biện pháp tránh thai, góp phần duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính, nâng cao chất lượng dân số, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong xã hội, thực hiện Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đạt kết quả cao./.
Tại cuộc họp, sau khi nghe đồng chí Lại Quốc Đạt, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ, Phó trưởng ban chỉ đạo Đề án xã hội hóa báo cáo tóm tắt những nội dung thuộc phạm vi Đề án và các ý kiến thảo luận của các đại biểu trong Ban Chỉ đạo, Ban quản lý Đề án, đồng chí Đỗ Thị Ngọc Mai, Phó giám đốc Sở Y tế, trưởng Ban chỉ đạo Đề án xã hội hóa kết luận: Yêu cầu Ban quản lý Đề án tỉnh tiếp tục hoàn chỉnh hướng dẫn tạm thời thực hiện Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2017”, trong đó cần điều chỉnh hướng dẫn chi tiết mức thu, phí và các chi phí kỹ thuật đảm bảo phù hợp với thực tế theo phân khúc thị trường. Đồng chí nhấn mạnh, cần mở rộng tối đa các mạng lưới cung cấp các sản phẩm phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ chăm sóc SKSS; nâng cao năng lực cho các cơ sở y tế thực hiện xã hội hóa; tăng cường quản lý chất lượng các phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS; đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông tới mọi người dân, nhất là những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản về mục đích, ý nghĩa của công tác xã hội hóa cung cấp các phương tiện tránh thai và dịch vụ chăm sóc SKSS…
Tỉnh Tuyên Quang, với nỗ lực trong việc triển khai nhiệm vụ, hoạt động xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS, tạo thêm cơ hội lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp, thay đổi nhận thức và chuyển đổi hành vi sử dụng phương tiện tránh thai từ cấp miễn phí sang tự chi trả, tạo môi trường xã hội đồng thuận thúc đẩy xã hội hóa, phát triển thị trường phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS và thị trường cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS, tăng nhanh số người sử dụng các biện pháp tránh thai, góp phần duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính, nâng cao chất lượng dân số, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong xã hội, thực hiện Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đạt kết quả cao./.
Lê Trang
Chi cục Dân số - KHHGĐ